AppServ là gì?
AppServ là công cụ thiết lập máy chủ cơ sở dữ liệu Localhost bao gồm đầy đủ tính năng của Apache, MySQL, PHP, phpMyAdmin. Bên cạnh AppServ, bạn cũng nên biết về khái niệm “Localhost là gì?“.
Localhost được ghép của 2 chữ “local” (máy tính của bạn) và “host” (máy chủ) là thuật ngữ chỉ máy chủ chạy trên máy tính cá nhân.

AppServ là sản phẩm được lấy ý tưởng từ Phanupong Panyadee. Đây là người sáng lập trang AppServ tại Thái Lan. AppServ cung cấp một gói tính năng bao gồm Apache, PHP, MySQL, phpMyAdmin.
Nhờ đó, AppServ giúp người sử dụng dễ dàng thiết lập máy chủ máy, máy chủ cơ sở dữ liệu với thời gian nhanh chóng. Mặc dù, AppServ chạy trên hệ điều hành Linux/Unix sẽ cho tốc độ tối ưu nhất nhưng trên Window, AppServ vẫn đạt hiệu suất rất ổn định.
Bằng cách cài đặt AppServ, bạn sẽ có ngay một home server (localhost) để thiết lập máy chủ ngay trên máy tính của mình. Vì máy chủ hoạt động trên máy nên cho tốc độ khá cao, không cần kết nối internet nhưng chỉ có thể xem và sử dụng duy nhất trên máy đó. Thường được dùng để hỗ trợ các lập trình viên, webmaster,… sử dụng cho mục đích học tập, nghiên cứu, kiểm thử.
Cách cài đặt AppServ

Sau khi đã nắm bắt khái niệm “AppServ là gì?“, quy trình cài đặt AppServ tuy không quá phức tạp nhưng nếu chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bạn hãy thực hiện theo từng bước để tránh xảy ra lỗi.
Trước khi tiến hành cài đặt hãy chắc chắn bạn chưa từng cài hoặc trên máy chưa có phần mềm localhost nào như Webserver, Xampp, WampServer,… hay chính phiên bản AppServ cũ đã cài. Nếu có hãy tiến hành gỡ cài đặt để tránh đụng port.
Mời bạn xem Video hướng dẫn dưới đây:
Tải AppServ
Sau khi gỡ cài đặt xong, cần tải file cài từ trang chủ của AppServ. Hiện nay, AppServ có khá nhiều phiên bản với những thay đổi, cải tiến nhất định. Nếu không chắc chắn về các gói hỗ trợ hãy tải phiên bản v 9.3.0 dành cho Window tại đây, phiên bản được đánh giá có tính ổn định cao.
Cách cài đặt Localhost bằng AppServ

Quá trình tải file cài đặt kết thúc, các bạn mở file appserv-win32-2.5.10.exe vừa tải về lên. Nhấn “Next” để tiếp tục đến bước tiếp theo, tại mục điều khoản chọn “I Agree”.

Chọn đường dẫn cho thư mục cài đặt hoặc bạn có thể để mặc định(thông thường sẽ là C:AppServ). Tiếp tục chọn “Next” và “Next”.
Cách cài đặt cấu hình cho Apache

Khi nhận được thông báo như ảnh trên, tiến hành cấu hình cho ApacheServ:
Server Name: điền localhost. Đây là tên của server(có thể hiểu là tên miền dẫn đến trang web, ví dụ: google.com).
Administrator’s Email address: Nhập email của bạn vào.
Apache HTTP Port là cổng HTTP Port mặc định là: 80
Tiếp tục nhấn “Next” để đến bước tiếp theo.
Đặt cấu hình MySQL

Bước cài đặt cấu hình MySQL như ảnh trên, bạn chỉ cần nhập mật khẩu vào 2 ô trống như trên. Lưu ý: đây là tài khoản để quản trị MySQL với username mặc định là: root và mật khẩu sẽ do bạn chọn. Bạn phải ghi nhớ thông tin để đăng nhập sau khi cài đặt.

Tiếp tục nhấn chọn “Install” để tiến hành cài đặt. Khi quá trình hoàn tất nhấn “Finish” để kết thúc. Đánh dấu chọn 2 ô như ảnh để khởi động AppServ và MySQL. Các lần sử dụng sau bạn phải mở AppServ lên.

Hãy kiểm tra lại bằng cách mở trình duyệt và truy cập địa chỉ: localhost.

Tiếp tục, truy cập địa chỉ: localhost/phpmyadmin.

Đăng nhập thành công, bạn sẽ được chuyển đến trang quản trị với giao diện như ảnh trên. Tiến hành cài đặt ngôn ngữ, tạo Database mới bằng cách điền tên Database tại Collation bạn chọn utf8_unicode_ci(hỗ trợ tiếng Việt) và nhấn “Create”.
Có Database bạn chọn Privileges để thêm User và phân quyền. Nhập các thông tin như Username, host (mặc định nên để localhost), password bạn nhập mật khẩu hoặc để trống. Bên dưới là các ô phân quyền cho người dùng đối với việc sử dụng Database. Nếu bạn tạo tài khoản cho người quản trị hãy đánh dấu chọn tất cả.
Lưu ý sau khi cài đặt AppServ là gì?
Dưới đây là 3 vấn đề lớn nhất mà các bạn nên nên lưu ý sau khi cài đặt AppServ:
- Đụng port
- Tắt tường lửa trên hệ điều hành Window
- Tắt UAC(User Account Control) trên Windows
Đụng port
Một số trường hợp bị đụng port dẫn đến việc quá trình cài đặt hoàn tất nhưng không truy cập được vào localhost. Nguyên nhân là do có một phần mềm đang sử dụng cổng port 80 mà bạn đã cài ở bước cấu hình Apache.
Để giải quyết trường hợp này, bạn phải tìm ra được phần mềm đang dùng port 80. Thông thường, đó là một phần mềm localhost khác đang chạy hoặc phổ biến là Skype. Nếu máy tính đang chạy Skype nó sẽ chiếm quyền dùng cổng mạng 80.

Vì vậy, bạn phải thoát khỏi Skype để tránh dụng port với AppServ. Hoặc cấu hình lại port mặc định của Skype bằng cách mở Skype lên chọn Tools => Options => Advanced => Connection bỏ chọn “Use port 80 and 443…” nhập một số bất kì và nhấn “Save” để lưu lại.
Tắt tường lửa trên hệ điều hành Window
Tường lửa Window và một số phần mềm diệt virus có thể sẽ chặn cổng 80 hoặc một số ứng dụng webserver. Vì vậy, hãy tắt nó đi để tránh trường hợp bị chặn mà không hiểu được lý do.
Tắt UAC(User Account Control) trên Windows

Mặc định khi cài đặt hệ điều hành Windows hệ thống sẽ bất chức năng User Account Control. Chức năng này sẽ khiến bạn bị giới hạn một số quyền, vì vậy hãy tắt nó đi.

Thao tác tắt User Account Control trên các phiên bản Windows nhìn chung khá giống nhau. Bấm chọn Start (biểu tượng Windows ở góc trái màn hình) nhập vào “UAC” chọn Change User Account Control settings và kéo thanh trượt xuống Never Notify.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cài đặt AppServ chi tiết hy vọng có thể giúp các bạn cài đặt và sử dụng bộ công cụ đa năng này. AppServ có rất nhiều ứng dụng thực tiễn và hoạt động với tốc độ khá nhanh so với các máy chủ trực tuyến. Trong quá trình cài đặt và sử dụng nếu gặp khó khăn, thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để được hỗ trợ bạn nhé!
Nguồn: Mắt Bão