Cross platform là gì ? Phân biệt Cross platform và Multi Platform

Thuật ngữ Cross platform hay Multi-Platform là một trong những phương thức điện toán hay phần mềm máy tính được thực hiện song song. Vậy cụ thể Cross platform là gì? Multi platform là gì? sự khác nhau giữa Cross platform và Multi platform, để tìm hiểu hãy cùng chúng tôi xem qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

Thuật ngữ Cross Platform quá quen thuộc với lập trình viên app

Vậy thuật ngữ Cross Platform là gì?

Cross platform app là một môi trường nền tảng nhiều ứng dụng. Bạn có thể hiểu nôm na là chỉ với 1 bản code, chúng ta có thể phiên dịch và được ứng dụng trên nhiều nền tảng khác, việc này giúp bạn đỡ tốn công và thời gian hơn.

Vì những tính năng tiện lợi đó mà Cross platform đang được rất nhiều lập trình viên tin dùng. Ngoài ra khi một lập trình viên cần phải đưa ra quyết định lựa chọn theo nhu cầu ưu nhược điểm của Framework, bởi vì Cross platform sử dụng rất nhiều nền tảng khác nhau.

Cross Platform và những tiện ích cho lập trình viên

Lợi ích khi sử dụng Cross platform cho lập trình viên

Tại sao những lập trình viên lại tin dùng Cross platform, là vì những lợi ích mà nó mang lại cụ thể như:

  • Kết cấu mạch lạc: khi lập trình viên thiết kế ứng dụng trên Cross platform thì điều kiện cần phải đảm bảo tính chặt chẽ theo giống tuyệt đối mô hình MVC hoặc MVVM để sau này tránh phụ thuộc OS.  Việc làm này sẽ rất cực lúc ban đầu cho nhà thiết kế nhưng suy nghĩ đường dài về sau thì hiệu suất của ứng dụng rất cao, đồng thời bảo trì cũng rất dễ dàng.
  • Code ít đơn giản: lập trình viên chỉ cần tốn một ít thời gian và công sức thực hiện viết code một bộ mã máy duy nhất, có thể thiết lập và chạy code đó trên nhiều nền tảng khác.
  • Bảo hành và mở rộng phát triển: Cross platform có kết cấu mạch lạc nên việc tìm kiếm và sửa lỗi chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Chính vì thế việc bảo hành, bảo trì hay mở rộng không còn là khó khăn đối với lập trình viên nữa.
  • Đặc tính sử dụng lại: những đoạn mã đã được tạo trong Cross Platform chúng ta có thể sử dụng rất dễ dàng và đơn giản, đồng thời có thể chia sẻ cho các phần mềm ứng dụng khác cho dù đó không phải Cross platform.
Xem thêm:  Nguyên nhân website WordPress chậm mà bạn phải biết

Cross Platform được kết cấu mạch lạc, code ít đơn giản có thể dùng lại 

Cross platform có những ưu điểm và hạn chế gì?

Ở phần này chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn những ưu điểm và hạn chế của Cross platform để có thể hiểu thêm về Cross platform này nhé

Ưu điểm

  • Khi bạn dùng Cross platform ở nhiều phiên bản khác bạn vẫn có thể sử dụng một bản code
  • Khi sử dụng Cross platform bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức ngồi viết code
  • Cross platform rất phù hợp cho những dự án lớn và đòi hỏi tính linh hoạt đa dạng

Hạn chế

  • Cross Platform không có khả năng khai thác thư viện của Android hoặc IOS
  • Việc cấp phép cho công nghệ của ứng dụng Cross Platform phức tạp và khó khăn

Cross Platform là công cụ tạo nên app di động được nhiều lập trình viên tin dùng

Multi Platform là gì?

Thuật ngữ Multi Platform là một dạng nền tảng có thể chạy phần mềm trên nhiều nền tảng của phần cứng. Vì vậy, phần mềm đó có thể được sử dụng bởi nhiều người khác nhau đồng thời sử dụng trên nhiều phần cứng khác nhau

Xem thêm bài viết: Platform là gì? Tìm hiểu các mô hình Platform phổ biến

Khác biệt cần biết giữa Cross platform và Multi Platform

Trên thực tế nó vẫn rất khó hiểu về sự khác biệt giữa 2 thuật ngữ cross platform vs multi platform này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những điểm khác biết được xác định rõ ràng dưới đây giúp bạn có thể có những ý tưởng hay.

Xem thêm:  Phân Tích Các Giải Pháp Lưu Trữ Dữ Liệu Cho Doanh Nghiệp

Hiện nay có rất nhiều sự khác biệt từ các phía của lập trình viên. Nếu lập trình viên đang sử dụng và làm việc trên nền tảng Cross Platform ứng dụng di động, họ sẽ sử dụng điều đó như FLUTTER hoặc Unity và viết mã bằng C#. Tuy nhiên khi làm trên nền tảng Multi Platform phải bắt buộc lập trình viên viết code đến 2 lần, một cho Xcode trong Swift hoặc Objective C cho người dùng iOS và một cho người dùng Android trong Android Studio với Java hoặc Kotlin.

Để đơn giản hóa vấn đề này, chúng tôi sẽ lấy một ví dụ về FLUTTER để có thể đưa ra một sự khác biệt chính xác giữa 2 thuật ngữ này. Bởi vì FLUTTER là nền tảng đầu tiên cung cấp sự phát triển đa nền tảng cho các ứng dụng di động. Nó chủ yếu tập trung vào Android và iOS. Bạn có thể tập trung vào các tính năng của ứng dụng dành cho thiết bị di động mà không cần lo lắng về web hoặc trên các nền tảng khác nhau.

Vậy sự khác biệt giữa Cross platform và Multi Platform là gì? Nói ngắn gọn một cách dễ hiểu nếu bạn dùng Cross platform thì chỉ viết code 1 lần sẽ dùng được cho người dùng iOS Android, Java và Kotlin hoặc đôi khi bản web. Còn dùng nền tảng Multi Platform bắt buộc bạn phải viết riêng cho từng loại nền tảng khác nhau.

Xem thêm:  Hướng dẫn cài đặt và kích hoạt Plugin WooCommerce

Nếu cần thêm tư vấn về các dịch vụ TÊN MIỀN – HOSTING – EMAIL DOANH NGHIỆP – đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo thông tin: 

TƯ VẤN MIỀN NAM:  028 3622 9999

TƯ VẤN MIỀN BẮC: 024 35 123456

Hoặc liên hệ theo đường link: https://www.matbao.net/lien-he.html

Nguồn: Mắt Bão