Tối ưu SEO Onpage website WordPress với Yoast SEO

Bạn đã xây dựng được một website thật sự tuyệt vời và bạn muốn website của bạn sẽ hiển thị mỗi khi một ai đó tìm kiếm trên Google. Một trong những kỹ thuật quan trọng để đưa website lêntop tìm kiếm của Google đó là SEO Onpage. Vậy SEO Onpage là gì?, Tối ưu SEO Onpage với Plugin Yoast SEO như thế nào?, bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage hiểu đơn giản là những kỹ thuật tối ưu hóa Website và các trang con nằm trong Website sao cho vừa cung cấp đầy đủ những giá trị cho người dùng, vừa phải thân thiện với các công cụ tìm kiếm.

Có rất nhiều tiêu chí đánh giá và kỹ thuật trong tối ưu SEO Onpage, trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn những tiêu chí, thiết lập căn bản và cần thiết của bất kỳ chiến dịch SEO Onpage nào với sự hỗ trợ đắc lực của plugin Yoast SEO.

toi-uu-seo-onpage-cho-website-wordpress-voi-yoast-seo

Tối ưu nội dung bài viết chuẩn SEO và các thiết lập SEO trên website.

Thiết lập permalinks thân thiện với SEO

Permalink hay còn gọi là Đường dẫn tĩnh, một permalink là một siêu liên kết tĩnh vĩnh viễn đến một trang web hoặc bài đăng blog. Với trang web mới của bạn, hãy đảm bảo rằng cấu trúc permalink bạn đang sử dụng thân thiện với SEO.

Sau đây là một ví dụ hay về URL thân thiện với SEO:

URL là mô tả và cung cấp cho người đọc và các công cụ tìm kiếm một ý tưởng tốt về nội dung của trang.

Xin lưu ý: Bạn không phải sử dụng tiêu đề bài viết hoặc trang chính xác, nhưng có thể rút ngắn nó một chút. Nếu có thể, hãy sử dụng các URL ngắn và súc tích.

Cấu trúc permalink mặc định của WordPress không thân thiện với SEO và sẽ trông giống như thế này:

Số này không cung cấp bất kỳ thông tin hữu ích nào về trang và trông cũng không đẹp.

Thật nhanh chóng và dễ dàng để thay đổi cấu trúc permalink trên trang web của bạn.

Chỉ cần truy cập Cài đặt > Permalinks và đảm bảo rằng Post name được chọn.

Lưu ý: Trong một số trường hợp, bạn có thể muốn sử dụng cấu trúc tùy chỉnh, nhưng Post name đăng sẽ hoạt động tốt cho phần lớn các trang web. Nếu bạn chưa biết cách thiết lập permarlink tùy chỉnh cho website thì đây sẽ là hướng dẫn cho bạn Hướng dẫn tối ưu đường dẫn tĩnh WordPress (WooCommerce)

Thẻ tiêu đề H1, H2, H3, H4…

Heading hay còn gọi là thẻ tiêu đề, những thể heading này có tác dụng phân cấp nội dung và tạo độ sâu cho bài viết. Google đánh giá cao đối với những bài viết được đầu về tư nội dung và phân cấp rõ ràng.

Mục này có sẵn trong trình soạn thảo của WordPress, bạn sẽ cần phải hiểu nó trước khi xây dựng nội dung bài viết. Lấy ví dụ đơn giản: Bạn có một bài viết là Điều trị bệnh đau lưng tại nhà, bạn sẽ có các tiêu đề như :

Nguyên nhân của bệnh đau lưng (H2),
Đối tượng thường gặp phải (H2)
Các biện pháp chữa trị và phòng ngừa (H2)
    Trị liệu vật lý (H3)
        …
    Sử dụng thuốc tây y (H3)
        …
    Sử dụng các phương thuốc dân gian (H3)
        …
Những lưu ý đối với người bị đau lưng lâu năm (H2)
….

toi-uu-seo-onpage-website-wordpress-voi-yoast-seo-2

Thẻ H1 là thẻ quan trong nhất, trên một trang chỉ nên tồn tại một thẻ H1, thường thẻ này sẽ là tiêu đề của bài viết.
Đối với các thẻ H2, H3, H4… thì số lượng sẽ tùy thuộc vào nội dung bài viết mà phân cấp cho hợp lý và cũng sẽ chưa các từ khóa chính, từ khóa mở rộng.

Xem thêm:  cPanel là gì? Toàn tập về cPanel, hướng dẫn sử dụng cPanel

Cài đặt và cấu hình cho Yoast Seo.

Yoast SEO là một plugin tuyệt vời được thiết kế để giúp bạn tối ưu hóa trang web của bạn để tìm kiếm. Đây là một trong những plugin WordPress phổ biến nhất và được sử dụng bởi hàng triệu người trên toàn thế giới.

Nó cung cấp rất nhiều tính năng tuyệt vời, bao gồm phân tích trên trang, tối ưu hóa chia sẻ xã hội và tạo sitemap (sơ đồ trang web), tạo robots.txt cực kỳ dễ dàng. Trong bài này, tôi sẽ sử dụng plugin , nếu bạn muốn nhiều tính năng nâng cao, bạn nên sử dụng .

Nếu bạn chưa cài đặt Yoast SEO, hãy truy cập Plugins > Add New và tìm kiếm Yoast SEO . Sau đó, nhấp Cài đặt và cuối cùng Kích hoạt .

Dưới đây, bạn sẽ được hướng dẫn qua tất cả các cài đặt Yoast SEO mà bạn có thể sử dụng để tối ưu hóa trang web của mình.

Tổng quan

Trong tab Tổng quan, bạn sẽ không cần phải làm gì trừ khi Yoast thấy có vấn đề với trang web của bạn.

Bạn có thể làm theo hướng dẫn này Yoast SEO là gì? Hướng dẫn sử dụng Plugin Yoast SEO để hiểu thêm về plugin Yoast SEO, cách cài đặt plugin và những thiết lập cơ bản như thế nào.

Việc cài đặt những thiết lập ban đầu này sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được thời gian và tự động hóa được rất nhiều công việc trong quá trình tối ưu. Tuy nhiên tôi sẽ thiết lập bằng tay theo vì nội dung của tôi chuyên biệt theo từng chủ đề.

Trong tab Tính năng , hãy làm như sau:

  • Phân tích SEO
  • Phân tích khả năng dễ đọc
  • Nội dung quan trọng
  • Bộ đếm các liên kế
  • Sơ đồ trang XML
  • Vô hiệu hóa Ryte
  • Tắt Danh mục thanh quản trị

Khi bạn hoàn thành, đảm bảo bạn nhấp vào nút Lưu thay đổi .

Thêm website vào các công cụ tìm kiểm Google, Bing, Yandex…

Tại tab Webmaster Tools, điền lần lượt các mã xác thực từ các công cụ tìm kiếm.

Tại mỗi trường, sẽ sẽ có hướng dẫn lấy mã xác thực riêng, click lần lượt để tiến hành lấy mã xác thực.

Bing

Truy cập vào Bing Webmaster Tools và đăng ký tài khoản, bạn có thể đăng ký nhanh bằng tài khoản Google.

Sau khi đăng nhập, bạn cần điền tên miền của mình và nhấn Add

Tiếp tục điền đường dẫn sitemap.xml của website và nhấn ADD sau khi hoàn tất. Với sitemap được tạo từ Yoast SEO sẽ có đường dẫn chung như sau: https://tenmiencuaban.com/sitemap_index.xml/

Bạn sẽ chọn phương thức xác thực thứ 2, copy đoạn mã được khoanh đỏ, quay trở lại trang quản trị và dán vào trường Code xác thực từ Bing. Cuối cùng, nhấp vào nút Verify trong Công cụ quản trị trang web Bing.

Google

Truy cập vào Google Search Console với tài khoản Google, hãy chọn phương thức xác thực thứ 2 (HTML tag), copy đoạn mã xác thực và dán vào trường Code xác thực từ Google, nhấn lưu thay đổi trên trang quản trị. Cuối cùng, nhấp vào nút Verify trong Công cụ quản trị trang web Google.

Yandex

Đăng nhập với tài khoản Google của bạn, sau khi đăng nhập, bạn điền tên miền của mình và nhấn ADD để thêm website vào hệ thống Yandex.

Tại bước tiếp theo bạn sẽ copy đoạn mã xác thực khoanh đỏ và quay trở lại trang quản trị website, dán vào trường Code xác thực từ Yandex > Lưu thay đổi.

Cuối cùng, nhấn Check trong Công cụ quản trị trang web Yandex để hoàn tất xác thực. Với Yandex thì đôi khi bạn sẽ phải một chút mới thực hiện Check.

Cuối cùng, bạn sẽ được kết quả như thế này:

Title và Meta Desciption là gì?

Việc tối ưu tiêu đề và mô tả của bài viết cực kỳ quan trọng, vì nó quyết định người dùng có click vào bài viết hay không.

Xem thêm:  Những lưu ý để sử dụng dịch vụ WordPress hosting một cách hiệu quả

Title

Title hay còn gọi là Tiêu đề: Mỗi tiêu đề bài viết được ngăn cách nhau bằng gạch dọc (|) hoặc dấu gạch ngang (–) và thường sẽ chứa các từ khóa chính và từ khóa phụ.

Số lượng ký tự rơi vào khoảng 50 – 70 ký là hợp lý nhất, vì nếu quá dài thì khi hiển thị ở trên công cụ tìm kiếm sẽ bị ẩn đi, còn nếu quá ngắn thì nội dung tiêu đề sẽ trở nên cộc lốc và kém hấp dẫn.

Bạn có thể tùy chỉnh những dấu ngăn cách tiêu đề một cách dễ dàng, tại mục SEO, nhấn chọn Search Appearance, tiếp tục chọn General, tại đây bạn có thể chọn ký tự ngăn cách nào mà bạn muốn. Tôi thường sử dụng biểu tượng dấu đầu dòng, nhưng đôi khi cũng được biết là sử dụng đường thẳng đứng.

toi-uu-seo-onpage-website-wordpress-voi-yoast-seo-3

Meta Desciption

Meta Desciption là những mô tả ngắn về nội dung mà chủ đề đang nói tới. Việc có một đoạn môt tả xúc tích, ngắn gọn, sẽ giúp cho người dùng dễ dàng hình dung ra những gì họ sẽ đọc hoặc đang tìm kiếm.

Một đoạn mô tả ngắn thường không quá 250 ký tự, trong đoạn mô tả thường sẽ chứa từ những khóa chính, khóa phụ.

Với Yoast SEO miễn phí, trường Slug (URL) của bài viết sẽ được lấy tự động từ tiêu đề, còn mô tả thì bạn sẽ cần phải thêm bằng tay. Nếu không hiển thị Snippet bạn chỉ cần nhấn vào Edit snippet, Yoast SEO sẽ hiển thị đầy đủ các trường SEO title, Slug, Meta Desciption.

Bạn không cần phải ngồi đếm từng ký tự, nếu thanh tiêu đề và mô tả hiển thị màu xanh tức là bạn đang đi đúng hướng, nếu là màu đỏ thì có thể bạn sẽ cần phải xem lại chúng, dưới dây là một ví dụ.

Tiêu đề và môt tả của bài viết quá dài khi hiển thị trên các thiết bị sẽ bị ẩn đi.

Một tiêu đề và mô tả chuẩn sẽ hiện thị đẹp đẽ với đầy đủ nội dung.

Hiển thị bài viết trên mạng xã hội

Yoast SEO cũng hỗ trợ bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh tiêu đề, mô tả, ảnh đại diện của bài viết trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter.

Tại mục Yoast SEO trong bài viết, nhấn chọn tab Mạng xã hội. Tại đây bạn sẽ điền lần lượt tiêu đề, môt tả, ảnh đại diện của bài viết sẽ hiện thị trên Facebook.

Yoast SEO sẽ yêu cầu bạn nâng cấp lên bản Premium để có thể xem trước ngay tại trình soạn thảo, nếu không cần thiết, bạn có thể kiểm tra nhanh bằng cách copy đường dẫn bài viết và chia sẻ trên Facebook, bản xem trước sẽ hiển thị và bạn có thể ngắm nghía một chút.

Internal link và External link

Internal link hay còn gọi là liên kết nội bộ, chúng là những liên kết từ trang này đến trang khác trong cùng một website. Ví dụ đơn giản nhất những bài viết liên quan được gợi ý trong mỗi khi bạn đọc một bài viết.

Internal link có rất nhiều lợi ích có thể kể đến như:

  • Điều hướng truy cập, giúp cho người dùng tiếp cận được thêm nhiều nội dung giá trị trên website của bạn.
  • Tăng độ tin cậy giữa các trang, bài viết…
  • Giúp thiết lập hệ thống phân cấp thông tin cho trang web nhất định.

External link

External link hay còn gọi là Liên kết ngoài, chúng là các liên kết trỏ đến một bài viết, một website… khác không nằm trong website.

Ví dụ về việc chèn các external link trong bài viết

Lợi ích mà External link mang lại:

  • Điều hướng truy cập, giúp cho người dùng tiếp cận được thêm nhiều nội dung giá trị.
  • Các External link được các công cụ tìm kiếm xem như là phiếu bầu của bên thứ ba, điều này sẽ rất có lợi cho việc bạn xây dựng các website về tinh và điều hướng các External link nhằm tăng diểm số SEO cho website đích
Xem thêm:  Theme Nulled Là Gì? – Sử Dụng Theme Free Có Nguy Hiểm Không?

Khi thêm các Internal link và External link, bạn cần phải khéo léo trong việc phân bổ vị trí, ngữ cảnh, sự cần thiết,… cảu các link này trong bài viết hoặc trang của bạn.

Tại mục Phân tích SEO của bài viết, bạn sẽ thấy các Internal link và External link được đánh giá.

Tạo Sitemap.xml và Robots.txt

Sitemap

Khi bạn tạo nội dung cho trang web của mình, bạn muốn đảm bảo rằng các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng lập chỉ mục cho nó.

Sitemap hay còn gọi là sơ đồ trang web, nó chứa tất cả các URL bài viết, trang… của website theo một cấu trúc dạng cây. Các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá cao những website có sitemap, nó sẽ giúp cho việc các bots từ các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng tìm kiếm các URL để index (lập chỉ mục).

Và đây là cách để Hướng dẫn tạo Sitemap cho website WordPress.

Robots.txt

Robots.txt là một tệp tin nhỏ được đạt trong thư mục gốc của website, file robots.txt sẽ chỉ ra những trang, những thư mục… nào được các công cụ tìm kiến lập chỉ mục và hiển thị trong google.

Các mục nên được lập chỉ mục:

  • Trang
  • Bài viết
  • Sản phẩm (nếu bạn chạy một trang web thương mại điện tử)
  • Danh mục (chỉ khi các trang danh mục của bạn cung cấp giá trị thực)

Những thứ bạn không nhất thiết phải lập chỉ mục:

  • Thẻ
  • Liên kết liên kết
  • Danh mục liên kết
  • Lưu trữ tác giả (trừ khi bạn có nhiều tác giả trên trang web của mình, trong trường hợp đó bạn nên noindex, hãy theo dõi họ).
  • Lưu trữ ngày
  • Trang con của Lưu trữ

Nhiều mục trong danh sách thứ 2 ở trên sẽ gây ra nội dung trùng lặp trên trang web của bạn, đó là một lý do khác để không lập chỉ mục cho chúng.

Để tạo file robots.txt, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau: Tạo file robots.txt cho WordPress bằng Yoast SEO

Chuyển hướng SEO 301

Khi bạn xóa một bài viết hoặc thay đổi đường dẫn của bài viết đó, nhưng Google Search Console đã index URL và hiển thị cảnh báo URL 404 not found và sẽ đánh không tốt về những website như vậy.

Vì vậy kỹ thuật chuyển hướng SEO 301 được sinh ra, nó sẽ giúp chuyển hướng những link bị lỗi 404, chuyển hướng có chủ đích một link nào đó

Hiện tại, tính năng chuyển hướng SEO 301 đã được chuyển sang phiên bản Yoast SEO Premium, tuy nhiên bạn có thể sử dụng plugin chuyển hướng 301 đơn giản sau để có thể dễ dàng quản lý.

Trên đây là một số những thiết lập SEO Onpage cơ bản cho các website WordPress, bạn sẽ cần thực hiện nhiều kỹ thuật tối ưu SEO cũng như công cụ hỗ trợ SEO khác nhau để web hiển thị ở những vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm. Khi thực hiện tối ưu SEO cho website, hãy xoay quanh giá trị cốt lõi là hướng về người dùng, đừng cố chèn nhiều từ khóa, hay chia sẻ bài viết một cách vô tội vạ, vì việc làm này sẽ không giúp gì nhiều cho việc trang web lên top tìm kiếm mà đôi khi còn phản tác dụng khiến cho website của bạn bị phạt. Chúc các bạn thành công và có vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm.

Nguồn: Mắt Bão